Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm và đặc trưng của từng vùng?
Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng kinh tế này được phân bổ ở đâu, có những đặc trưng nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội? Cụ thể cùng tài chính kinh doanh tìm hiểu về các vùng kinh tế trọng điểm của nước ra ngay sau đây.
Vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Vùng kinh tế trọng điểm là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố. Khái niệm này đề cập đến các vùng kinh tế có các điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý, nguồn nguyên nhiên liệu dồi dào… Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết giúp phát triển thuận lợi, và có tiềm lực thúc đẩy kinh tế lớn. Đồng thời, vùng kinh tế trọng điểm cũng chiếm giữ vị trí chiến lược, có tầm ảnh hưởng đến những vùng kinh tế khác, được xem là trung tâm để kinh tế Việt Nam phát triển thịnh vượng. Vậy nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?
Để tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như gây dựng được mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng kinh tế trên khắp cả nước, Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm cụ thể theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997 và năm 1998 thì hiện tại nước ta có 3 Vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Bao gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đây được coi là trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – công nghệ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là nơi tập trung các cơ quan Trung Ương, các trung tâm điều hành lãnh đạo của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ quốc gia. Đây cũng là vùng hạt nhân kinh tế quan trọng đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Được tính bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng kinh tế này nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam. Đây là cửa ngõ quan trọng để thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự và điều kiện thuận lợi giúp nước ta hình thành một hành lang giao lưu kinh tế, thương mại có vai trò nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Campuchia và Lào với đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông và Thái Bình Dương.
Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm? Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Gồm có các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò chiến lược rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Vùng này tập trung đủ các điều kiện và sở hữu nhiều lợi thế phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Trong suốt thời gian qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã sánh vai cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác trên khắp cả nước phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế được phát triển theo hướng mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước từ đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay
– Cả 3 vùng kinh tế trọng điểm đều có rất nhiều yếu tố thuận lợi, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế nước nhà, gây dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư.
– Đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế nước nhà, có thể hỗ trợ các vùng khác trên khắp cả nước khi sở hữu tốc độ phát triển nhanh chóng, tỉ trọng GDP cao, từ đó thu hút được các ngành mới về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
– Đặc điểm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì có đặc trưng là bao gồm rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước, khi đó ranh giới phân chia giữa các vùng kinh tế, giữa các tỉnh không có giới hạn mà có thể thay đổi linh hoạt theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà Nước.
Xem thêm: Nước ta gồm những loại rừng nào và công dụng của chúng
Trên đây là bài viết giải thích câu hỏi nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn có thêm những hiểu biết về nền kinh tế của nước ta.